Triết học luôn là nỗi ám ảnh của sinh viên, học viên cao học, nhưng liệu triết học có thực sự khó đến vậy không? Thật ra triết học rất dễ hiểu nếu như bạn nắm được bản chất và các vấn đề xoay quanh triết học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được thông tin triết học là gì, nguồn gốc của triết học, những vấn đề và vai trò của triết học trong đời sống xã hội ngày nay.

Triết học là gì?

Khái niệm Triết học

Về khái niệm, Triết học được định nghĩa là một bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, quy luật, giá trị, ý thức, kiến thức và ngôn ngữ.
Thuật ngữ Triết học được đặt ra bởi Pythagoras of Samos - một triết gia Hy Lạp đầu tiên được biết đến với việc sáng lập phong trào tín ngưỡng có tên học thuyết Pythagoras.

Triết học là ngành học duy nhất khám phá, nghiên cứu tất cả mọi thứ. Nó cũng là ngành học duy nhất thách thức mọi thứ, ngay cả chính nó. Chính vì thế, triết học được tách riêng khỏi khoa học, lịch sử, văn học và nghệ thuật. Mặc dù triết học và các ngành học khác có chung một số mục tiêu (cùng với các nhà khoa học, các nhà triết học muốn khám phá bản chất của thực tế; cùng với các nhà sử học, các triết gia muốn hiểu chúng ta đến từ đâu; cùng với các nhà nghệ thuật, các triết gia muốn kích thích những câu hỏi mới lạ về trải nghiệm của con người…)

Nguồn gốc của Triết học

Theo như duhocmoinoi.com tìm hiểu thì ghi chép của các tài liệu lịch sử, hình thái ý thức xã hội Triết học ra đời vào khoảng thứ VII đến thế kỷ thứ VI trước Công nguyên (TCN). Triết học Triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây, trong đó nổi bật nhất là tại  Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại - ba trung tâm văn hóa lớn thời kỳ cổ đại. Cụ thể:- Ở Ấn Độ: Triết học Ấn độ cổ đại có tên gọi là “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”. Được hiểu là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về vũ trụ và nhân sinh.- Ở Trung Quốc: Triết học hướng đến các vấn đề chính trị - xã hội nên được xem là  sự truy tìm bản chất, thấu hiểu căn nguyên sự việc.
- Ở Hy Lạp: Triết học hướng về con người và khoa học tự nhiên, hay còn gọi là “triết học tự nhiên”. Đây được xem như “người mẹ” của các khoa học, triết học ở Hy Lạp còn được gọi là “philosophia” - “tình yêu đối với sự thông thái”.

Sokrates - một triết gia người Hy Lạp cổ đại
Ở mỗi quốc gia, Triết học sẽ mang một màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, dù là ở phương Đông hay phương Tây, triết học đều được coi là đỉnh cao của trí thức nhân loại, sử dụng trí óc để khám phá vạn vật.

Đối tượng của Triết học là gì?

Quá trình xác định đối tượng của triết học sẽ tùy vào thời kỳ trong lịch sử:
Thời cổ đại (Thế kỷ V TCN - IV): triết học cổ đại được xem là đỉnh cao của nền văn minh Hy Lạp, được xem là “khoa học của các khoa học”. Các triết gia cổ đại quan tâm đến 2 vấn đề chính: mối liên hệ giữa nguyên nhân - hệ quả và bản chất, khởi thủy của thế giới tồn tại. Triết học cổ đại cũng quan tâm đến con người.
Thời Trung cổ (Thế kỷ V - XV): đời sống tinh thần của con người chịu sự thống trị của thần học Kitô giáo, nên triết học bị ảnh hưởng nặng nề. Một trong những mâu thuẫn đáng chú ý của triết học trong thời kỳ này chính là giữa đức tin và lý trí.
Thời phục hưng (Thế kỷ XIV -XVI): đối tượng của triết học không còn chỉ là tự nhiên mà đã được mở rộng ra thêm con người và xã hội.
Thời cận đại (Thế kỷ XVII - XVIII): đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật, mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Trí thức của con người ngày càng phát triển, các ngành khoa học khác dần dần độc lập tách ra khỏi triết học. Các quy luật tự nhiên, tư duy, xã hội trở thành đối tượng nghiên cứu của triết học.
Triết học cổ điển Đức: Đỉnh cao của quan niệm “Triết học là khoa học của mọi khoa học”
Triết học Mác: Trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng để nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Triết học là gì? Những vấn đề cơ bản của triết học